Việc chuẩn bị và hỗ trợ 3 con của anh Hùng đến trường cũng là cả quá trình cố gắng của các mạnh thường quân.
Trong đó, anh Võ Quốc Bình - người nhận bảo trợ tài chính cho 3 bé đến trường cho biết: “Cả 3 bé không có đủ giấy tờ để hoàn thành thủ tục, hồ sơ xin nhập học. Thậm chí, bé 2 tuổi còn chưa có giấy khai sinh, giấy chứng sinh. Tôi chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng từ Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM cho đến chính quyền địa phương”.
Sau khi nghe anh Bình trình bày về hoàn cảnh của các con anh Hùng, lãnh đạo các cơ quan chức năng đã đồng lòng, bảo lãnh cho các bé đến trường.
“Bé lớn 6 tuổi được học ở trường Tiểu học Trường Thạnh, còn 2 bé học trường mầm non Trường Thạnh. Cả hai trường đều thuộc hàng lớn nhất trong khu vực”, anh Bình chia sẻ.
Tất cả chi phí học tập, bao gồm học phí, dụng cụ học tập, quần áo… của các bé đều được anh Bình tài trợ. Trung bình mỗi tháng, anh Bình chi hơn 8 triệu đồng để lo cho các bé.
Anh Bình sẽ hỗ trợ trong năm học đầu tiên. Sau đó, tùy sự cố gắng của anh Hùng, anh Bình sẽ quyết định có đồng hành tiếp hay không.
Trong khi đó, anh Đinh Anh Tuấn cùng ngụ phường Trường Thạnh, chủ nhà tốt bụng đã tha lỗi cho anh Hùng, cũng chung tay giúp đỡ cho 4 cha con.
Hàng tháng, anh Tuấn sẽ mua thêm sữa, mì, trứng, gạo cho mấy cha con. Đồng thời, anh sẽ theo dõi sát sao, hối thúc anh Hùng đi làm, sớm ổn định cuộc sống.
Anh Hùng đã tìm được việc làm. Thế nhưng trong thời gian qua, các con anh chưa được đến trường nên anh phải ở nhà chăm sóc.
Trong ngày đầu tiên các bé đến trường, anh Bình, anh Tuấn cũng có mặt động viên và cùng anh Hùng dẫn 3 bé vào lớp học.
“Tôi thường dễ xúc động, cho nên khi thấy các cháu ngoan ngoãn đến trường, mắt cứ cay cay làm sao”, anh Bình bày tỏ.
Sau khi các bé vào lớp, anh Bình và anh Tuấn vẫn nán lại trước cổng trường, quyết định chờ các bé tan học.
Các ân nhân của cha con anh Hùng chỉ mong muốn 3 bé có tương lai tốt hơn cha mình. Hai anh lo được cho một trường hợp thất nghiệp, khó khăn thì xã hội giảm đi một gánh nặng. Cuộc đời có như thế mới tốt đẹp hơn.
Như báo VietNamNet đã thông tin, tối 17/8, trong lúc túng quẫn, anh Hùng đã lấy trộm chiếc moter máy gỗ của gia đình anh Tuấn.
Phát hiện người đã trộm tài sản của mình, anh Tuấn tìm đến nhà kẻ trộm để lấy lại tài sản. Tại đây, anh nhìn thấy anh Hùng và 3 đứa con ngủ trên tấm chiếu rách. Trước hoàn cảnh khó khăn của anh Hùng, anh Tuấn mủi lòng, không nỡ bắt tội.
Không chỉ vậy, anh Tuấn còn giúp đỡ cha con anh Hùng, cho tiền chuộc lại chiếc máy moter. Sau đó, câu chuyện được lan tỏa, các nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ cho gia đình anh Hùng.
Theo Thủ tướng, Quốc hội giao mục tiêu kinh tế năm 2025 trên 7%. Tuy nhiên, Chính phủ phấn đấu đạt GDP khoảng 8%. Việc này sẽ tạo đà phấn đấu mức tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030.
"Việt Nam ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao", Thủ tướng nói.
Năm sau, Việt Nam phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người khoảng 4.900 USD, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%, bội chi ngân sách 3,8% GDP, nợ công 35-38% GDP...
Lãnh đạo Chính phủ cũng đặt mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc, cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành, xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước... Đây là những yếu tố, theo Thủ tướng, tạo nền tảng để đất nước "bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình thành quốc gia giàu mạnh, thịnh vượng".
Cá nhân tôi làm tư nhân, nhưng vẫn thấy được hoàn cảnh của một số cán bộ làm việc trong nhà nước nên rất hiểu cho nỗi khổ của họ. Điển hình là chị tôi làm giáo viên công lập, thưởng Tết chỉ có vỏn vẹn hai kg đường và một lít dầu ăn. Bạn bè xung quanh tôi cũng có người làm nhà nước, nhiều người làm vị trí lương thấp nhưng trách nhiệm lại rất cao, khối lượng công việc cũng không ít như người ta vẫn nghĩ. Mang tiếng họ được nghỉ thứ bảy, chủ nhật, nhưng thực chất vẫn cứ phải làm đủ thứ (bản thân tôi cũng từng trải qua những công việc này rồi và đành phải từ bỏ vì không chịu nổi.
Với giáo viên thì khỏi nói. em tôi đi dạy, ngày nào cũng phải làm sổ sách liên quan đến dạy học tới tận gần 11h khuya. Là giáo viên môn phụ nên có vẻ em không được ưu ái nhiều, ngoài giờ dạy và làm hồ sơ, em còn phải kiêm nhiệm nhiều việc khác, từ thi cử đến văn nghệ giao lưu cho trường... và chỉ được tính thi đua chứ không được trả thêm đồng lương tăng ca nào.
Học sinh dạy sớm, thức khuya học bài, thì giáo viên cũng phải thức khuya, dậy sớm làm việc. Ai thử làm giáo viên đi rồi biết họ được nghỉ ba tháng hè nhưng có thảnh thơi du lịch hay dành thời gian cho gia đình được hay không?
>> Tôi nghỉ việc vì công ty không thưởng Tết
Nếu chỉ với mức lương đó mà công việc tương xứng thì cũng không nói làm gì, đằng này thực tế hoàn toàn ngược lại. Thật sự, nhiều giáo viên không than lương thấp gì cả vì chọn nghề này đã là một sự dũng cảm trong bối cảnh hiện tại (ngoài lương còn nhiều vấn đề khác). Nhưng cứ hễ nói ra thì họ sẽ người khác dè bỉu: "Ai bảo chọn rồi than" hoặc "lương thấp thì nghỉ đi".
Thử hỏi, nếu giáo viên nào cũng nghỉ hết thì ai sẽ dạy con của mọi người? Nhiều phụ huynh nói với em tôi rằng: "Gia đình không dạy được nên nhờ cô chỉnh đốn giúp". Rõ ràng, giáo viên đang ôm quá nhiều trọng trách, nặng vai, nặng đầu, trong khi đãi ngộ họ nhận được quá bèo bọt. Chỉ ai làm nghề hoặc có người thân làm giáo viên, nhìn thấy sự vất vả của họ thì mới hiểu hết những bất cập này, như người ta thường nói: "Ở trong chăn mới biết chăn có rận".
Tất nhiên, không phủ nhận nhiều vị trí cán bộ nhà nước rất được ưu ái do tính chất đặc thù của công việc, nhưng không phải tất cả công chức, viên chức đều được như thế. Thực tế, giáo viên, nhân viên y tế năm nay nghỉ việc, bỏ nghề rất nhiều, dẫn tới tình trạng khủng hoảng nhân lực. Nếu một ngày, công chức, viên chức lũ lượt nghỉ hết, thì ai sẽ chăm chúng ta khi ốm đau vào viện, ai dạy con chúng ta học hành nên người, ai giải quyết hồ sơ và rất nhiều thủ tục hành chính phức tạp cho bạn...?
Nói tóm lại, công hay tư thì cũng có người này, người kia. Chúng ta không thể lấy một vài cá nhân tiêu cực, làm ít hưởng nhiều mà đánh đồng toàn bộ lực lượng công chức, viên chức đều như vậy, cũng như cho rằng những than thở về lương thưởng quá thấp của họ là vô lý. Mong rằng xã hội sẽ có cái nhìn cảm thông hơn với những người làm việc trong khối nhà nước, để cùng hiểu và sẻ chia với những khó khăn mà họ đang gặp phải và cùng nhau tìm cách tháo gỡ.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Thưởng Tết của giáo viên: 'hai kg đường, một lít dầu ăn'